Tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Theo kết quả thống kê và nghiên cứu của Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia, tê chân tay cùng một số biểu hiện đau nhức xương khớp đến từ những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có tới 75% hiện tượng tê chân tay là các các bệnh lý nguy hiểm:
1. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là hiện tượng cột sống lưng bị bào mòn, mô sụn bị tổn thương, ma sát giữa các khớp xương với nhau tăng lên, gây đau nhức, tê bì các vùng xung quanh lẫn các chi. Do đó có hiện tượng tê nhức chân tay khi bị thoái hóa cột sống. Đau nhức, tê chân tay sẽ tăng lên về đêm hoặc lúc thời tiết thay đổi.
2. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của quá trình thoái hóa cột sống. Đĩa đệm của người thoái hóa dần bị bào mòn, có thể lệch khỏi vị trí ban đầu, gây thoái vị. Các hoạt động di chuyển, vận động trở nên khó khăn, dây thần kinh chèn ép khiến vùng đau nhức lan sang cánh tay, bàn tay và hai chân, dẫn tới tê nhức.
Thoát vị đĩa đệm gây tê nhức chân tay
3. Thoái hóa khớp
Các khớp xương như khớp tay, khớp chân hay đầu gối là các khớp ảnh hưởng trực tiếp tới hiện tượng tê bì chân tay. Các khớp bị bào mòn, tổn thương, ảnh hưởng lớn vận động, di chuyển, tê nhức chân tay.
4. Viêm khớp dạng thấp
Tình trạng viêm khớp dạng thấp xảy ra ở nhiều khớp xương như khớp tay, chân. Các khớp bị viêm nhiễm, tổn thương, đau nhức cũng gây tê bì, khó cử động. Người bị viêm khớp dạng thấp khi ngồi lâu một chỗ hoặc nằm lâu, không cử động, cứng khớp.
5. Hẹp ống sống
Đây là một bệnh bẩm sinh khi cột sống biến dạng, hẹp hơn bình thường. Điều này khiến các rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra tê nhức kéo dài. Nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn mạch máu, đau nhức nghiêm trọng, dữ dội, tê nhức kéo dài.
6. Đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng xảy ra khi rối loạn tự miễn tác động tới dây thần kinh trung ương, làm tổn thương màng bọc Myelin, gây đau nhức, tê chân tay, cơ bắp mỏi, co thắt.
7. Viêm đa rễ thần kinh
Các chi chịu sự kiểm soát của rễ thần kinh. Do đó, khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương có thể khiến rối loạn cảm giác, rối loạn vận động của các chi.
8. Chấn thương, tai nạn
Các chấn thương, tai nạn nặng ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh, tạo cảm giác tê bì chân tay, vận động khó khăn.
Ngoài các bệnh lý gây ra tê bì chân tay, người bệnh còn có thể bị tê nhức chân tay do các hoạt động, tác động bên ngoài như:
- Mạch máu bị chèn ép, máu khó lưu thông khi đứng, ngồi hoặc duy trì quá lâu một tư thế, lao động nặng nhọc, mang vác nặng
- Ngủ nghiêng người, nằm gối cao hoặc thường xuyên đi giày cao gót
- Tác nhân thời tiết, chuyển mùa, thời tiết lạnh có thể gây rối loạn tri giác, tê nhức chân tay
- Yếu tố tâm lý: Người bị căng thẳng, lo lắng quá nhiều cũng khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, gây tê mỏi chân tay
- Một số yếu tố khác như tác dụng phụ của điều trị vật lý trị liệu hay sử dụng thuốc tay cũng có thể gây tê nhức chân tay.
Người bị tê nhức chân tay nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị có thể điều trị hoàn toàn bệnh, tránh những biến chứng khôn lường.
ĐIỀU TRỊ
- Tìm nguyên nhân của bệnh để điều trị tận gốc
- Dùng các phương pháp điều trị không dùng thuốc: Châm cứu, Siêu âm điều trị, Từ trường
- Bổ xung vitamin liều cao
- Nếu do cột sống thì: Kéo giãn + tiêm cạnh sống, Đai nẹp
Phòng khám Y học cổ truyền DoctorBay – web https://doctormrbay.com